Tìm kiếm luận văn nhân sự và nhân lực tại ô tìm kiếm dưới đây
Trang tìm kiếm luận văn ( luan van ) đại học (dai hoc), thạc sỹ ( thac sy ) trong lĩnh vực quản trị, quản lý Nhân sự ( quan tri, quan ly nhan su ), Nhân lực ( nhan luc ) ...
Home » » Giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp cho ngành Dệt May tỉnh Nam Định

Giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp cho ngành Dệt May tỉnh Nam Định

Nguyen Hung Cuong | 11:02 | 0 nhận xét
Giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp cho ngành Dệt May tỉnh Nam Định

Trong những năm vừa qua, Dệt May là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực, các sản phẩm Dệt May đã bước đầu tạo được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Dự báo đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng vẫn được duy trì từ 15% đến 20%. Hiện nay ngành Dệt May đứng trước những thách thức lớn như cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm diễn ra ngày càng gay gắt. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, chất lượng lao động phải được nâng cao. Chất lượng trong ngành Dệt May cũng như chất lượng lao động xuất khẩu đều được tạo nên nhờ quá trình đào tạo. Đào tạo như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động là một vấn đề đặt ra cần nghiên cứu làm rõ.

Tháng 3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” (Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008). Một trong những giải pháp quan trọng để triển khai thực hiện Quyết định trên của Chính phủ là phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may đáp ứng yêu cầu mới. Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của ngành dệt may.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Nam Định lần thứ XVIII đã chỉ rõ: Tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, coi trọng phát huy nội lực văn hoá, giáo dục, lợi thế về phát triển công nghiệp, nông nghiệp để tạo bước đi vững chắc, nhanh. Đẩy mạnh CNH, HĐH. Tham gia hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao đời sống nhân dân.

Trước yêu cầu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may, Bộ Công Thương đã phê duyệt “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” (Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2008). Đề án này sẽ làm cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý và sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức đào tạo trong phát triển nhân

lực cho ngành dệt may; là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nhân lực của các địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng.

Ngành Dệt May tại tỉnh Nam Định hiện đang sử dụng một lực lượng lao động tương đối đông nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật nhưng số lao động qua đào tạo chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong thực tế, lao động trong ngành biến động lớn do thời gian làm việc căng thẳng, thu nhập thấp. Do vậy mỗi năm ngành Dệt May cần rất nhiều lao động nhất là công nhân kỹ thuật để bổ sung cho nguồn nhân lực. Tham gia đào tạo nhân lực có các Trung tâm dạy nghề, Trường dạy nghề, Trường Cao đẳng, Đại học và chính các Doanh nghiệp Dệt May. Các cơ sở dạy nghề thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan chủ quản khác nhau, quản lý không thống nhất. Nhiều cơ sở dạy nghề trang thiết bị lạc hậu, thiếu đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề, chương trình, nội dung đào tạo còn nhiều bất cập. Chính vì vậy chất lượng lao động qua đào tạo chưa cao, thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Số lao động cần bổ sung, cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh chiếm một tỉ lệ không nhỏ.

Từ thực tế sản xuất, tương lai phát triển ngành Dệt May, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp cho ngành Dệt May tỉnh Nam Định là cần thiết. Với mong muốn nghiên cứu một số nguyên nhân chính cũng như các giải pháp để cải thiện, phát triển đào tạo nghề cho ngành Dệt May của tỉnh, nên tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp cho ngành Dệt May tỉnh Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp.

http://tailieunhansu.com/diendan/f587/giai-phap-phat-trien-dao-tao-nghe-dap-ung-nhu-cau-doanh-nghiep-cho-nganh-det-may-tinh-nam-dinh-82611/
Chia sẻ bài viết này :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Copyright © 2011. Luận văn Nhân sự | Nhân lực - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang