LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Một tổ chức được tạo thành bởi rất nhiều nguồn lực: nguồn lực về tài chính, cụng nghợ̀, cơ sở vật chất, nguồn lực con người….Trong đó, nguồn lực con người là quan trọng nhất, đóng vai trò trung tâm. Nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thay đổi từng ngày, với tốc độ chóng mặt thì yếu tố con người trong tổ chức càng trở nên quan trọng. Để có thể thích ứng và làm chủ công nghệ, người lao động cần phải thường xuyên được trang bị kiến thức, kỹ năng mới. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng trở nên cấp bách hơn.

Đào tạo và phát triển là hoạt động không thể thiếu với bất cứ một tổ chức nào. Một tổ chức có tồn tại và phát triển được hay không hay sẽ tụt hậu phụ thuộc vào người quản lý có kip thời phát hiện để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình hay không.
Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đã sớm nhận thức được sự cần thiết và vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với hiệu quả thực hiện công việc, kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, những thành quả đã đạt được trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì Công ty vẫn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo vè phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ lý thuyết.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty.
- Không gian: Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
- Thời gian: từ năm 2008 – 2010

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tra cứu tài liệu.
- Phương pháp xây dựng đề cương.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tập hợp và phân tích số liệu.

5. Kết cấu của chuyên đề
Chương 1: Lý luận cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chương 2: Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn ThS. Đặng Hồng Sơn, đến các cán bộ công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn, đặc biệt là phòng Tổ chức lao động đã tận tình giúp đỡ em thực hiện bản báo cáo này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài báo cáo này vẫn còn thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
1.1.1. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực 3
1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực 4
1.1.3. So sánh sự khác nhau giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Bảng 1.2: So sánh sự khác nhau giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 5
1.1.4. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 6
1.1.4.1. Đào tạo trong công việc 6
1.1.4.2. Đào tạo ngoài công việc. 8
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức 11
1.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tổ chức 11
1.2.1.1. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật 11
1.2.1.2. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức 11
1.2.1.3. Nhân tố chính trị, pháp luật 12
1.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong tổ chức 12
1.2.2.1. Quan điểm của người lãnh đạo tổ chức 12
1.2.2.2. Đặc điểm nguồn lao động 13
1.2.2.3. Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của tổ chức 14
1.2.2.4. Các hoạt động quản trị nhân sự khác 14
1.2.2.5. Các yếu tố khác trong tổ chức 14
1.3.Qui trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15
1.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo 15
1.3.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật 16
1.3.1.2. Xác định nhu cầu đào tạo cán bộ chuyên môn 17
1.3.2. Xác định mục tiêu cụ thể của đào tạo và phát triển 17
1.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 17
1.3.4. Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 17
1.3.5. Lựa chọn, đào tạo giáo viên và dự tính chi phí đào tạo 18
1.3.6. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo 18
1.3.7. Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo và kết quả đào tạo 18
1.4. Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 20
1.4.1. Đào tạo với nâng cao năng suất lao động 20
1.4.2. Đào tạo với vấn đề tiền lương 21
1.5. Sự cần thiết của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức 21
1.5.1. Với tổ chức: 21
1.5.2. Với người lao động 22

Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN XI MĂNG BỈM SƠN 23
2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn 24
2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008-2010 27
2.3. Đặc điểm cơ bản của công ty ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 28
2.3.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 28
2.3.1.1. Sản phẩm của công ty 28
2.3.1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 28
2.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 30
2.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 32
2.3.3.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý 34
2.3.4. Đặc điểm về lao động trong công ty 41
2.3.4.1. Đặc điểm về tính chất lao động: 41
2.3.4.2. Đặc điểm lao động theo giới tính: 43
2.3.4.3. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật 44
2.3.4.4. Cơ cấu lao động theo tuổi: 45
2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 46
2.4.1.Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tổ chức 46
2.4.2.Các yếu tố thuộc môi trường bên trong công ty 47
2.5. Phân tích thực trạng và kết quả đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 48
2.5.1.Qui trình đào tạo và phát triển 48
2.5.2. Thực trạng đào tạo giai đoạn 2008-2010 53
2.5.2.1. Quy mô đào tạo theo giới tính: 53
2.5.2.2. Quy mô đào tạo theo hình thức đào tạo. 55
2.5.3. Chi phí đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 56
2.5.4. Kết quả đào tạo giai đoạn 2008-2010 58
2.5.5. Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. 59
2.5.5.1. Đào tạo với nâng cao năng suất 59
2.5.5.2. Đào tạo với vấn đề tiền lương bình quân: 59

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 61
3.1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 61
3.1.1. Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai 61
3.2.1. Nhiệm vụ đặt ra của Công ty trong tương lai 61
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển tại công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn 62
3.2.1. Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 62
3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích công việc 63
3.2.3. Hoàn thiện xác định mục tiêu đào tạo và phát triển 66
3.2.4. Quản lý và sử dụng hiệu quả kinh phí đào tạo 67
3.2.5. Cải tiến công tác đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo 67
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72