LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 4 năm ( 7/11/2006 đến nay ) gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO cùng với những thành tựu ban đầu đạt được, Việt Nam đã
chứng tỏ được khả năng của mình trong việc tận dụng các thời cơ để phát
triển một cách năng động. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó, Việt Nam
đang phải tiếp tục vượt qua nhiều thách thức ngày càng trở nên gay gắt
mà một trong số đó là phải xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu
phát triển của đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập Quốc tế
sâu rộng hơn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội,
nguồn nhân lực nước ta đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất
lượng. Về số lượng, Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào
so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Về chất lượng, Việt
Nam là một trong số ít các quốc gia trong khu vực có những phẩm chất
vượt trội như thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kỹ năng
lao động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại tương đối
nhanh. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng của nguồn nhân lực nước nhà
trong quá trình hội nhập và tham gia thị trường lao động quốc tế. Tuy
nhiên với yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế đất nước trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì chất lượng nguồn nhân
lực nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế. Là thành viên của nền
kinh tế thế giới, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng ngày càng cao vẫn đang là yêu cầu bức thiết đối với nước ta hiện
nay.
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh
nghiệp phải biết phát huy tối đa các nguồn lực của mình, nhất là nguồn
lực con người bởi vì nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân
lực được coi là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp.
Nhưng để có nguồn nhân lực có chất lượng đòi hỏi phải biết cách đào tạo
và phát triển hay nói cách khác là phải làm tốt công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo cho mọi thành
viên trong doanh nghiệp có thể thích ứng được với công việc được phân
công trong môi trường luôn luôn biến động. Đầu tư cho công tác đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực vừa mang lại hiệu quả về mặt kinh tế vừa
mang lại hiệu quả về mặt xã hội và mục tiêu phát triển con người. Đầu tư
cho yếu tố con người luôn là đầu tư khôn ngoan nhất, có lãi nhất, là
đầu tư cho sự phát triển bền vững và ổn định. Ngày nay mọi cấp quản trị
và mọi doanh nghiệp đều thừa nhận đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong quản lý và sử dụng lao động là vấn đề sống còn của tổ chức doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp hiện nay, công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mực, chưa
nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của công tác này, hoặc không biết
cách, lúng túng trong việc triển khai hoạt động đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực … Tất cả điều đó đã làm giảm đi hiệu quả của công tác đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề này, qua quá trình thực tập tại Trung tâm đào
tạo – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank, em đã chọn đề tài
“ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank
” làm đề tài của Khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
- Khái quát những vấn đề cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
Ngân hàng Techcombank, rút ra những ưu điểm cũng như những tồn tại và
đề ra giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang diễn ra tại
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank trong năm 2008 -2010
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong khoá luận sử dụng tổng hợp các phương pháp sau :
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp thống kê toán.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác.
5. Kết cấu nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương :
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Chương II : Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Chương III : Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
5. Kết cấu nội dung của đề tài 3
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1. Tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 4
1.1.1. Khái niệm về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4
1.1.2. Tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với xã hội, doanh nghiệp và phát triển con người 6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 8
1.2.1. Môi trường bên ngoài 9
1.2.2. Môi trường bên trong 11
1.3. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 12
1.3.1. Căn cứ chủ yếu để xác định chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 12
1.3.2. Quy trình giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 13
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK 28
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28
2.1.2. Chức năng 28
2.1.3. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức 28
2.1.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị 33
2.1.5. Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ của Techcombank 36
2.1.5.1. Các sản phẩm và dịch vụ chính của Techcombank 36
2.1.5.2. Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ 39
2.1.6. Đặc điểm về nguồn nhân lực 40
2.1.6.1. Cơ cấu lao động chung 40
2.1.6.2. Cơ cấu quản lý hành chính 42
2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank năm 2009 43
2.1.8. Các giải thưởng và sự công nhận của xã hội mà Techcombank đạt được trong những năm gần đây 43
2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank 44
2.2.1. Một số chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Techcombank 44
2.2.2. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 48
2.2.3. Xác định nhu cầu đào tạo 49
2.2.4. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 52
2.2.5. Kinh phí đào tạo 55
2.2.6. Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 56
2.2.7. Đánh giá kết quả sau đào tạo 58
2.2.8. Tình hình sử dụng lao động sau đào tạo của Ngân hàng Techcombank 59
2.3. Một số ý kiến nhận xét đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Techcombank 59
2.3.1. Ưu điểm 59
2.3.2. Hạn chế 61
CHƯƠNG III : MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM – TECHCOMBANK 62
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2010 – 2015 62
3.2. Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Techcombank 65
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Techcombank 66
3.3.1. Hoàn thiện tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 66
3.3.1.1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo 66
3.3.1.2. Xác định chính xác đối tượng đào tạo 68
3.3.1.3. Đa dạng hoá các phương pháp đào tạo 68
3.3.1.4. Phát triển quỹ đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng của quỹ đào tạo 70
3.3.1.5. Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả đào tạo 70
3.3.2. Tạo động lực cho người tham gia đào tạo 71
3.3.3. Nâng cao vai trò của công tác đánh giá hiệu quả đào tạo sau mỗi chương trình 72
3.3.4. Tổ chức đẩy mạnh xây dựng các phong trào thi đua, thực hiện tốt chế độ khen thưởng, kỷ luật 75
3.3.5. Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực 76
3.3.6. Mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác 77
3.4. Các kiến nghị đối với Khối quản trị nhân lực và Ngân hàng Techcombank 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
http://tailieunhansu.com/diendan/f587/mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-dao-tao-va-phat-trien-nguon-nhan-luc-tai-ngan-hang-tmcp-ky-thuong-viet-nam-%E2%80%93-techcombank-37870/
Home »
» Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank
Ngọc Mai | 23:12 | 0
nhận xét
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nếu bạn thích bài viết hãy vào đây, hoặc đăng ký để nhận bài qua email.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét