LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là vốn quý nhất của xã hội, con người sáng tạo ra xã hội, làm
cho xã hội phát triển đến những đỉnh cao của nền văn minh, sự phồn
thịnh. Trong quá trình đó, con người cũng tự hoàn thiện mình, trở thành
con người có trí tuệ cao và cách sống văn minh. Nguồn lực con người là
nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời nó
cũng là mục tiêu của sự phát triển đó.
Cơ chế thị trường đang đặt ra rất nhiều gay cấn, thách thức đối với vấn
đề con người và nguồn nhân lực. Điều mấu chốt ở đây là làm sao có được
nguồn nhân lực vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa đại trà, vừa mũi nhọn, đáp
ứng sự phát triển nền kinh tế hội nhập, đủ sức và kịp thời chủ động
thích ứng với thị trường lao động, thị trường chất xám, nhất là sức lao
động có hàm lượng trí tuệ cao. Đồng thời phải hạn chế tối đa các ảnh
hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với công tác giáo dục đào tạo.
Nhà nước phải sử dụng nhiều phương tiện như pháp luật, thể chế, chính
sách, các công cụ kinh tế… làm sao để giáo dục – đào tạo là nơi bồi
dưỡng, chăm sóc nguồn nhân lực, làm nảy nở nhân tài cho đất nước, vừa là
nơi góp phần thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách do phân
hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội gây nên. Song, để vận hành những phương
tiện đó, Nhà nước phải có một cách thức quản lý nhất định, một cơ chế
quản lý phù hợp. Cơ chế quản lý phù hợp là điều kiện tốt để phát huy
nhân tố con người, hoàn thiện thị trường sức lao động, khiến sức lao
động được sử dụng hợp lý hơn cho sự phát triển kinh tế.
Phát triển nguồn nhân lực nói chung, trong đó đội ngũ cán bộ và công
nhân của các DNNN chiếm một tỷ trọng đáng kể. Chính những cán bộ quản lý
giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề là lực lượng quyết định sự thành
bại của các DNNN tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội. Vì
vậy Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
tại các DNNN có vị trí rất quan trọng và Công ty Cổ phần Hóa dầu
Petrolimex (PLC) cũng không phải là một ngoại lệ.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex, qua
tìm hiểu phân tích các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến người lao động
và đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại
PLC, tôi nhận thấy, là một DNNN đã được cổ phần hóa theo Quyết định
1801/2003/QĐ-BTM của Bộ Thương mại, PLC vẫn chịu sự quản lý của Nhà
nước. Với phương châm coi người lao động là hạt nhân cho sự hoạt động và
phát triển của Công ty, PLC luôn chú trọng đến việc đào tạo người lao
động trong Công ty để nâng cao năng lực làm việc của họ. Tuy nhiên, công
tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty còn tồn tại nhiều vấn
đề. Vai trò của Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân
lực tại PLC là phải quản lý bằng luật pháp, bằng chính sách, các kế
hoạch… nhưng đến nay lại chưa đầy đủ, hoàn thiện và đúng đắn.
Nhằm phân tích tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả này tại PLC, tôi đã lựa chọn đề tài “Một
số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát
triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex” làm chuyên
đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện nhằm làm rõ vấn đề lý luận Quản lý Nhà nước
đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời phân tích
và đánh giá thực trạng QLNN đối với công tác ĐTPTNNL tại PLC. Từ đó đưa
ra một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với công tác ĐTPTNNL tai PLC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác ĐTPTNNL tại PLC và nội dung QLNN đối với công tác ĐTPTNNL tại Công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Người lao động làm việc tại Công ty và các chi nhánh trực thuộc Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so
sánh, thu thập và phân tích các dữ liệu khảo sát thực tế.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Chương II: Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát
triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công
tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu
Petrolimex.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Cơ sở lý luận hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực 4
I. Tổng quan về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 4
1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1. Nguồn nhân lực 4
1.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 5
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 10
2.1. Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp. 10
2.2. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 11
3. Quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 12
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo. 13
3.2. Lên kế hoạch chuẩn bị cho việc đào tạo. 17
3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo. 28
3.4. Đánh giá hiệu quả đào tạo 29
4. Sự cần thiết hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 32
II. Lý luận về Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 34
1. Khái niệm Quản lý Nhà nước. 34
2. Vai trò của Quản lý Nhà nước đồi với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 35
3. Các nhân tố Quản lý Nhà nước ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực. 38
3.1. Pháp luật. 38
3.2. Các chính sách về đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 39
3.3. Bộ máy Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước. 42
3.4. Tài sản của Nhà nước. 43
Chương II: Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát
triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 45
I. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 45
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 45
2. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 46
2.1. Chức năng của công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex. 46
2.2. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần Hoá Dầu Petrolimex. 47
2.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty. 47
3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. 47
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 49
II. Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 50
1. Phân tích thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 50
1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 50
1.2. Bộ máy thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 52
1.3. Thực trạng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 55
1.4. Bố trí và sử dụng lao động 69
1.5. Các chính sách duy trì nguồn nhân lực tại PLC. 69
2. Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 72
2.1. Pháp luật 72
2.2. Các chính sách về vấn đề GD – ĐT 73
2.3. Bộ máy Nhà nước và cán bộ công chức Nhà nước. 75
2.4. Tài sản của Nhà nước 75
III. Đánh giá chung 76
1. Những thành tựu đạt được 76
2. Hạn chế và nguyên nhân những hạn chế đó. 77
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công
tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Hóa dầu
Petrolimex. 79
I. Nhà nước định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 79
1. Chiến lược phát triển của PLC từ nay đến 2010 và một số giải pháp thực hiện chiến lược này. 79
1.1. Chiến lược của Công ty. 79
1.2. Một số giải pháp thực hiện chiến lược Công ty. 80
2. Phương hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 82
II. Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào
tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 83
1. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. 84
2. Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 86
2.1. Quan điểm cần quán triệt trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 86
2.2. Đề xuất hoàn thiện, bổ sung các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 88
3. Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước và nâng cao phẩm chất, năng
lực của đội ngũ cán bộ trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 90
4. Tăng cường đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 92
5. Hoàn thiện cơ cấu của hệ thống giáo dục – đào tạo gắn với đổi mới nội
dung và phương pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giảng viên
đào tạo. 94
6. Hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực của các cơ quan Quản lý Nhà nước. 97
7. Nhà nước cần có giải pháp tăng cường cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 98
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
http://tailieunhansu.com/diendan/f587/mot-so-giai-phap-hoan-thien-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-cong-tac-dao-tao-phat-trien-nguon-nhan-luc-tai-cong-ty-co-phan-hoa-dau-petrolimex-43519/
Home »
» Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex
Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex
Ngọc Mai | 23:36 | 0
nhận xét
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nếu bạn thích bài viết hãy vào đây, hoặc đăng ký để nhận bài qua email.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét