Tìm kiếm luận văn nhân sự và nhân lực tại ô tìm kiếm dưới đây
Trang tìm kiếm luận văn ( luan van ) đại học (dai hoc), thạc sỹ ( thac sy ) trong lĩnh vực quản trị, quản lý Nhân sự ( quan tri, quan ly nhan su ), Nhân lực ( nhan luc ) ...
Home » » Lưu ý khi xây dựng KPI trong doanh nghiệp

Lưu ý khi xây dựng KPI trong doanh nghiệp

Quynhnt | 11:10 | 0 nhận xét

KPI là công cụ đo lường không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Bởi đây chính là chỉ số đánh giá kết quả công việc thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu cụ thể. 

1. KPI là gì?

KPI viết tắt cho Key Performance Indicator là một hình thức đo lường giá trị nhằm xác định hiệu quả mà doanh nghiệp đã đạt được đối với một mục tiêu kinh doanh cụ thể. Là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ và chỉ tiêu định lượng.

Tùy theo doanh nghiệp, tổ chức mà KPI sẽ khác nhau và ngay cả mỗi bộ phận cũng sẽ có một KPI khác nhau (Sales, Marketing, Product) và ngay cả mỗi người trong một bộ phận cũng có KPI khác nhau (SEO KPIs, Email KPIs, Social KPIs).

2. Tầm quan trọng của KPI đối với doanh nghiệp.

Có nhiều lý do cho thấy tại sao chỉ số KPI lại là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của công ty: 

- KPI cho thấy thành quả hiện thời của một mục đích hoặc một mục tiêu chiến lược. 

- Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những đo lường rõ ràng và chính xác đi kèm theo. Khi đo lường các mục tiêu theo cách này, nó mang lại cho bạn cơ hội để nhìn thấy bạn đang sai ở đâu và sau đó đưa ra quyết định có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn.

- KPI là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của phòng ban, của nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp.

- Một đội nhóm có thể dễ dàng làm việc chung với nhau theo những mục đích đo lường được.

- Đưa ra các chỉ tiêu có thể đo lường được, từ đó việc đánh giá hoàn thành công việc sẽ cụ thể hơn và dễ thực hiện hơn mà ít có những kiến nghị, bất đồng.

3. Một số lưu ý trong việc xây dựng KPI

- Thiết lập KPI dựa trên số lượng người bị ảnh hưởng, chịu tác động bởi chỉ số đo lường ấy.

- Chỉ số phải khách quan và không dựa trên các ý kiến chủ quan.

- Bắt nguồn từ chiến lược và tập trung vào sự cải tiến.

- Được xác định rõ ràng, đơn giản và để hiểu.

- Có liên quan với một mục tiêu rõ ràng.

- Cần nhất quán (để duy trì và cải tiến trong tương lai)

- Cần cụ thể và liên quan trực tiếp tới một mục tiêu cụ thể.

- Phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp, mang tính khả thi cao.

- Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời và chính xác.

- Phản ánh chuẩn xác quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, nên tham khảo ý kiến của các bên liên quan.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về KPI và tầm quan trọng của nó. Hãy ứng dụng nó cho doanh nghiệp của bạn để đạt kết quả cao hơn bạn nhé.


Chia sẻ bài viết này :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Copyright © 2011. Luận văn Nhân sự | Nhân lực - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang