KPI là công cụ đo lường không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Bởi đây chính là chỉ số đánh giá kết quả công việc thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu cụ thể.
1. KPI là gì?
KPI theo tiếng anh là viết tắt của Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.
Các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá mức độ thành công của họ đối với một mục tiêu đề ra từ trước. KPI ở level cao sẽ tập trung vào các chỉ số, mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Ngược lại, KPI ở level thấp được sử dụng cho các hệ thống quy trình, cá nhân, phòng ban, nhằm đánh giá hiệu suất những công việc, tiến trình đơn lẻ.
2. Tầm quan trọng của KPI đối với doanh nghiệp.
Để biết được tầm quan trọng của KPI đối với doanh nghiệp, ta cần biết những lợi ích mà nó mang lại:
2.1. KPI giúp đặt mục tiêu hoạt động.
Thường rất khó để giữ cho tất cả các phòng ban hoặc nhóm trong một tổ chức được liên kết và làm việc hướng tới các mục tiêu chung.
Khi đó, KPI sẽ chia nhỏ thông tin phức tạp thành các thước đo dễ hiểu và cung cấp phản hồi về tiến trình của tổ chức. Dựa trên nhiều phương pháp, nền tảng, cụ thể như phần mềm KPI sẽ hỗ trợ thao tác tạo mục tiêu, tạo chỉ tiêu, trọng số,… để đảm bảo tiến độ công việc được đo lường và sau đó là nỗ lực đạt được mục tiêu đi kèm.
2.2. KPI giúp đo lường kết quả.
Tính đo lường là một phần quan trọng của báo cáo KPI vì về bản chất KPI là một con số thể hiện hiệu suất thực hiện công việc. KPI cung cấp thông tin có khả năng kích hoạt thực hiện vì chúng luôn có thể đo lường và định lượng được. Nó là chìa khóa chính cho sự thành công hay thất bại của mục tiêu hoạt động.
2.3. Tìm ra vấn đề trong chiến lược kinh doanh.
Một lợi ích của KPI khác là:” Tìm ra vấn đề trong chiến lược kinh doanh”. Các nhà quản lý có thể sử dụng KPI để xác định bất kỳ vấn đề nào trong quá trình xây dựng doanh nghiệp. Các vấn đề như năng suất lao động, sự an toàn của nhân viên và mức độ đáp ứng mong đợi hay nhu cầu của khách hàng.
2.4. Khám phá thế mạnh trong chiến lược doanh nghiệp.
Với KPI, các công ty có thể dễ dàng khám phá những điểm mạnh tiềm năng để sử dụng bất kỳ cơ hội nào mà bạn có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm ra điểm mạnh bất cứ khi nào kết xuất dữ liệu và báo cáo đa định dạng sau dự án cho thấy tỉ lệ khả quan.
2.5. Điều chỉnh nỗ lực tiếp thị và bán hàng.
Với sự trợ giúp của KPI, các công ty có thể dễ dàng đo lường và tính toán tất cả các nỗ lực bao gồm cả chi tiêu tiếp thị và bộ phận sale để tất cả một hệ thống có thể vận hành một cách hài hòa. Khi các mục tiêu được quyết định bởi doanh nghiệp, hệ thống nhân sự bắt đầu làm việc với nhau qua cộng tác. Cách tiếp cận này đưa hai phòng ban đến gần nhau hơn để có cái nhìn toàn diện hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét