LỜI NÓI ĐẦU
Phát huy nhân tố con người là một vấn đề rộng lớn và rất phức tạp. Làm thế nào để phát huy được nhân tố con người để họ phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước đang là một vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu tương đối cơ bản. Đại hội VI của Đảng đã nhấn mạnh việc phát huy nhân tố con người. Đến các đại hội tiếp theo của Đảng, vấn đề đó được kế tục và phát triển theo một quan điểm nhất quán, trở thành chiến lược vì con người và dựa vào con người. Nguồn lực con người là nguồn lực quý giá của mỗi quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp. Nó mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Một doanh nghiệp muốn phát triển đi lên thì phải sử dụng triệt để nguồn lực con người. Nước ta là một nước có lợi thế so sánh về nguồn lực con người, nhưng làm thế nào để tận dụng lợi thế so sánh này là một vấn đề không phải dễ dàng. Trên thực tế đã và đang diễn ra những cách làm khác nhau để phát huy nhân tố con người, trong đó những biện pháp nhằm tạo động lực cho người lao động được chú ý. Một doanh nghiệp phát triển là một doanh nghiệp biết sử dụng nguồn lực con người. Nhưng thực trạng của công tác tạo động lực cho người lao động còn có nhiều bất cập, điều kiện làm việc của các doanh nghiệp chưa thoả mãn yêu cầu của người lao động, người lao động chưa được quan tâm đúng mức, công tác tổ chức còn nhiều hạn chế, cơ cấu nhân lực chưa phù hợp với cơ cấu kinh tế, tỷ lệ di chuyển lao động trong các doanh nghiệp còn cao, điều này chứng tỏ người lao động chưa thực sự gắn bó với với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ coi trọng mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu phát triển, chưa coi trọng mục tiêu khuyến khích, tạo động lực cho người lao động làm việc cống hiến hết khả năng, năng lực của mình vì mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước thì thì thực trạng này càng nổi cộm hơn. Xí nghiệp Giày Phú Hà cũng là một doanh nghiệp nhà nước nên mặc dù qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp em thấy rằng Xí nghiệp đã có rất nhiều cố gắng trong công tác tạo động lực cho người lao động, nhưng thực tế vẫn còn nhiều tồn tại cần quan tâm, giải quyết. Những tồn tại này đã làm cản trở quá trình phát triển của Xí nghiệp. Chính vì lý do đó mà đề tài tập trung nghiên cứu công tác tạo động lực cho người lao động nhằm phản ánh sát thực thực trạng công tác tạo động lực tại Xí nghiệp và đưa ra một số giải pháp hỗ trợ công tác tạo động lực, góp phần vào việc phát huy tối đa nguồn lực con người vào quá trình phát triển của Xí nghiệp nói riêng và của cả nước nói chung. Do một số lý do khách quan và chủ quan nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác tạo động lực cho người lao động thông qua một số khía cạnh chính như: Tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc, đào tạo thăng tiến.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp khảo sát thực tế thông qua bảng hỏi, kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp các số liệu sẵn có.
Nội dung của chuyên đề được chia thành 3 chương:
Chương1: Cơ sở lý luận chung về động lực và tạo động lực trong lao động .
Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực tại Xí nghiệp Giày Phú Hà.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho nguời lao động tại Xí nghiệp Giày Phú Hà.
Do khả năng thực tế có hạn, hiểu các vấn đề chưa sâu, chưa thấu đáo nên mặc dù đã được cô Phạm Thuý Hương hướng dẫn tân tình nhưng chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, cách nhìn nhận phiến diện nên em rất mong được sự đóng góp ý kiến phê bình của thầy cô để em hoàn thành tốt đề tài này.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG 3
I - Động lực và các yếu tố tạo động lực 3
1. Khái niệm về động lực 3
2. Các yếu tố tạo động lực 4
II - Một số học thuyết tạo động lực 6
1. Học thuyết về nhu cầu 6
2. Học thuyết về sự tăng cường tính tích cực của Skinner 9
3. Học thuyết về sự công bằng của Stacy Adam
4. Học thuyết về sự kỳ vọng của Victor Vroom 10
11
4. Lý thuyết hai nhân tố của F.Herzbert 11
III- Các phương hướng tạo động lực trong lao động 12
1. Phải xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công
việc cho từng người một 12
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành
nhiệm vụ 13
3. Kích thích lao động 14
IV. Sự cần thiết phải tạo động lực trong lao động 18
1. Thực trạng công tác tạo động lực hiện nay 18
2. Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động 19
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ 22
A - Khái quát chung về tình hình và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của xí nghiệp giày Phú Hà 22
1. Quá trình hình thành và phát triển giày Phú Hà 22
2. Chức năng nhiệm vụ, đặc điểm sản phẩm của xí nghiệp 24
3. Cơ cấu tổ chức - chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
4. Đặc điểm lao động của Xí nghiệp 25
28
5. Đặc điểm dây truyền công nghệ máy móc thiết bị điều kiện
lao động 33
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong
một số năm gần đây 37
B - Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại xí
nghiệp giày Phú Hà 40
I - Thực hiện công tác tạo động lực tại xí nghiệp 40
1. Tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương 40
2. Tạo động lực thông qua các hình thức tiền thưởng 49
3. Tạo động lực cho người lao động thông qua đào tạo và đề bạt cán bộ
4. Tạo động lực cho người lao động thông qua phúc lợi
5. Tạo động lực cho người lao động thông qua việc bố trí sử dụng lao động và cải thiện điều kiện lao động 53
55
55
II - Khảo sát ý kiến của người lao động về công tác
tạo động lực tại xí nghiệp 56
1. Mục tiêu của cuộc điều tra 56
2. Mô tả mẫu và phiếu điều tra 56
3. Phương pháp xử lý kết quả khảo sát
4. Kết quả khảo sát 57
57
III - Nhận xét, đánh giá chung về công tác tạo động lực tại
xí nghiệp 64
1. Những mặt đã đạt được 64
2. Những tồn tại 65
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP 66
I - Các định hướng, kế hoạch phát triển của xí nghiệp 66
II - Một số biện pháp 67
1. Tăng cường tính hợp lý của tiền lương 67
2. Giải pháp về tiền thưởng 71
3. Làm tốt công tác đánh giá thực hiện công việc 71
4. Cải thiện điều kiện làm việc của xí nghiệp 72
5. Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng 73
6. Tăng cường sự hiểu biết của người lao động đối với những chính sách của Xí nghiệp 73
7. Khắc phục một số sai sót còn tồn tại trong việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ 74
8. Kiến nghị 75
KẾT LUẬN 76
PHỤ LỤC 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
http://tailieunhansu.com/diendan/f400/mot-so-bien-phap-nham-hoan-thien-cong-tac-tao-dong-luc-cho-nguoi-lao-dong-tai-xi-nghiep-giay-phu-ha-43872/
Home »
» Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho nguời lao động tại Xí nghiệp Giày Phú Hà
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho nguời lao động tại Xí nghiệp Giày Phú Hà
Nguyen Hung Cuong | 09:09 | 0
nhận xét
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nếu bạn thích bài viết hãy vào đây, hoặc đăng ký để nhận bài qua email.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét