Phần Mở Đầu

Lý do chọn đề tài
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các chế độ và các hình thức tiền lương cũ không còn phù hợp nữa. Nó vừa lạc hậu, vừa chứa đựng những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển sản xuất, sự kích thích người lao động.

Đối với đa số người lao động thì tiền lương là mục tiêu hàng đầu của họ, tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động, giúp họ và gia đình tồn tại và phát triển. Còn đối với doanh nghiệp thì tiền lương vừa là một khoản chi phí vừa là công cụ kích thích lao động do vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn hình thức trả lương hợp lý sao cho giảm thiểu chi phí nhưng lại thúc đẩy sản xuất. Đây không phải vấn đề thuần túy về tiền lương mà còn liên quan đến tâm lý lao động, đến giá trị của người lao động. Do đó việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế trả lương cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay, phù hợp với từng doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với việc tạo động lực trong lao động. Tại công ty, vấn đề tạo động lực cho đội ngũ lao động thông qua tổ chức tiền lương là một trong những vấn đề mà công ty đang quan tâm. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Tạo động lực cho đội ngũ lao động công ty AFORIMEX thông qua tổ chức tiền lương” để đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực thông qua tổ chức tiền lương tại công ty, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho đội ngũ lao động thông qua tổ chức tiền lương của công ty sao cho phù hợp trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của mình.

Mục đích nghiên cứu:
Thứ 1: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực trong lao động thông qua tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp. Từ đó đưa tiền lương trở thành một động lực quan trong đối với người lao động trong công ty
Thứ 2: Nghiờn cứu, tham khảo các tài liệu về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp; những luận cứ khoa học của việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu các báo cáo, các tài liệu phân tích, các số liệu thống kê về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự của Công ty AFORIMEX để tìm hiểu vì sao động lực của người lao động trong công ty còn chưa cao. Và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác tác tiền lương nâng cao động lực làm việc cho người lao động.

Câu hỏi nghiên cứu:
1. Tác động của tổ chức tiền lương đến tạo động lực cho người lao động ở trong công ty thế nào?
2. Công tác tổ chức tiền lương của công ty được thực hiện ra sao?
3. Vì sao tổ chức tiền lương chưa tạo được động lực cao cho người lao động trong công ty?
4. Cần phải làm gì, sử dụng biện pháp gì để nâng cao động lực cho người lao động trong công ty.

Phương pháp nghiên cứu:
Để cho quá trình nghiên cứu đạt được hiệu quả cao , bài luận văn tốt nghiệp đã được sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích các số liệu bảng thu thập được tại trong và ngoài tổ chức. Kết hợp với các số liệu tác giả tập hợp được thong qua bảng hỏi được tác giả phát trực tiếp đến mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty. Để đưa ra được những mặt còn tồn tại trong công ty , tìm hiểu được nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thích hợp cho tổ chức.

Kết cấu dự kiến:
Chương 1: lý luận về tạo động lực qua tổ chức tiền lương
Chương 2: Thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương của công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp AFORIMEX.
Chương 3: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực thông qua tổ chức tiền lương tại công ty AFORIMEX

MỤC LỤC

Phần Mở Đầu 1
NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC QUA TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG 3
1.1 Tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chung về tiền lương. 3
1.1.2.Yêu cầu của tổ chức tiền lương. 4
1.1.4 Nội dung của tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 5
1.2 Động lực và các nhân tố tạo động lực. 7
1.2.1 Khái niệm động lực và tạo động lực : 7
1.2.2 Quá trình tạo động lực: 8
1.2.3 Các nhân tố tác động đến động lực 8
1.2.4 Một số học thuyết về tạo động lực 10
1.2.4.1Thuyết hệ thống phân cấp các nhu cầu của Abraham Maslow: 10
1.2.4.2Thuyết hai nguyên tố (Thuyết hệ động cơ - vệ sinh) của Fredrick Herzberg. 13
1.2.4.3Thuyết kỳ vọng của victor Vroom. 16
1.3 Tiền lương với vấn đề tạo động lực qua tổ chức tiền lương 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔNG QUA TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY XNK NÔNG LÂM SẢN VÀ LÂM SẢN VÀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP AFORIMEX 19
2.1 Giới thiệu chung về công ty: 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty: 19
2.1.2 Đặc điểm về nguồn nhân lực trong công ty AFORIMEX 21
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 21
2.1.2.2 Tình hình lao động của công ty 24
2.1.3 Hoạt động kinh doanh và thị trường 30
2.2 Tổ chức tiền lương của công ty AFORIMEX 39
2.2.1 Xây dựng và xác định tiền lương tối thiểu tại công ty 39
2.2.2 Nguồn hình thành quỹ lương và cách xác định quỹ tiền lương 40
2.2.4 Hệ thống các tiêu chuẩn được dùng làm căn cứ cho việc trả lương người lao động: 45
2.3 Tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương tại công ty: 46
2.3.1 Đánh giá chung về tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương tại công ty 51

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠO ĐỘNG LỰC THÔNG QUA TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY AFORIMEX 54
3.1 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 54
3.1.1 Chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: 54
3.1.2. Định hướng cho công tác đào tạo - phát triển nguồn nhân lực tại Công ty AFORIMEX 56
3.1.3 Các chiến lược về quản trị nhân lực 56
3.2 Các giải pháp nhằm tăng cường động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương của công ty. 57
3.2.1 Hoàn thiện công tác tiền lương của công ty 57
3.2.1.1 Tăng tiền lương tối thiểu cho công ty 57
3.2.1.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương 57
3.2.1.3 Một số giải pháp khác 58
KẾT LUẬN 64
Danh mục tài liệu tham khảo 65