Tìm kiếm luận văn nhân sự và nhân lực tại ô tìm kiếm dưới đây
Trang tìm kiếm luận văn ( luan van ) đại học (dai hoc), thạc sỹ ( thac sy ) trong lĩnh vực quản trị, quản lý Nhân sự ( quan tri, quan ly nhan su ), Nhân lực ( nhan luc ) ...
Home » » Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây

Nguyen Hung Cuong | 09:19 | 0 nhận xét
CHƯƠNG I
Lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực

CHƯƠNG II
Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây

CHƯƠNG III
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây

I. Quản lý nguồn nhân lực
1. Nguồn nhân lực
a. Khái niệm
Một thực tế đang diễn ra hết sức phổ biến, đó là sự săn tìm “chất xám quản trị” của cả thế giới. Đúng vậy! Hiện nay, hơn bao giờ hết, nhân lực ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự thăng trầm giá trị và quyền lực của một doanh nghiệp, một tổ chức, một quốc gia. Do đó, thuật ngữ “nguồn nhân lực” trở nên rất quen thuộc và được chấp nhận rộng rãi trong những thập kỷ qua, dùng để đề cập đến những con người hoạt động trong tổ chức.
Nói một cách nôm na thì nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực.

Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội, nó bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh). 
Nguồn nhân lực còn có thể với tư cách là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này, nguồn nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên có tham gia vào nền sản xuất xã hội.

Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều có chung một ý nghĩa là nói lên khả năng lao động của xã hội. Và đối với tổ chức, nguồn nhân lực bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia bất cứ hoạt động nào với bất cứ vai trò nào trong tổ chức, là nguồn tài nguyên quý báu nhất của tổ chức.
b. Vai trò

Không phải vô cớ mà người ta khẳng định rằng yếu tố nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý báu nhất của tổ chức. Sở dĩ nguồn nhân lực trở thành một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế – xã hội, chính là bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người.

Thứ nhất, con người là động lực của sự phát triển. Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế – xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực…Song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Từ thời kỳ xa xưa, con người bằng công cụ lao động thủ công và nguồn lực cho chính bản thân mình tạo ra để sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của bản thân. Nhưng ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay, thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người. Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là tổng thể những năng lực của con người được huy động vào quá trình sản xuất thì năng lực đó là nội lực con người. Và trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển.
Thứ hai, con người là mục tiêu của sự phát triển. Phát triển kinh tế- xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh. Nói khác đi, con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội, và như vậy, nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.

Thứ ba, con người là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất sự phát triển. Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thể hiện mức độ chế ngự thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, mà còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người. Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng, trải qua quá trình lao động hàng triệu năm mới trở thành con người ngày nay và trong quá trình đó, mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự tự nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Vì thế mà nguồn nhân lực đã trở thành nguồn tài nguyên quý báu nhất của tổ chức. Mọi tổ chức muốn thành công thì việc khai thác và phát huy những đặc tính ưu việt của nguồn nhân lực là điều tất yếu.

http://tailieunhansu.com/diendan/f400/mot-so-giai-phap-nham-hoan-thien-hoat-dong-quan-ly-nguon-nhan-luc-tai-cong-ty-co-phan-o-van-tai-ha-tay-43936/
Chia sẻ bài viết này :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Copyright © 2011. Luận văn Nhân sự | Nhân lực - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang