MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG 8
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 8
1.1.1 Khỏt quỏt về công ty 8
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty 11
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 14
1.2.1. Về sơ đồ tổ chức 14
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của cỏc phũng ban 15
1.3. Kết quả hoạt động của Vietrans 18
1.3.1. Kết quả hoạt động theo từng lĩnh vực 18
1.3.1.1. Dịch vụ kinh doanh giao nhận vận tải 19
1.3.1.2. Dịch vụ kinh doanh kho hàng 19
1.3.1.3. Một số nghiệp vụ khác: kinh doanh xuất nhập khẩu, Logistics, xây dựng 20
1.3.1.4. Hoạt động của hai liên doanh 23
1.3.2. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận 25
1.3.3. Kết quả về đóng góp ngân sách cho nhà nước và thu nhập của người lao động 27



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG 31
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương tại công ty 31
2.1.1. Các quy định của Nhà nước 31
2.1.2. Thị trường lao động 33
2.1.3. Đặc điểm lao động của công ty 33
2.1.4. Đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty 35
2.1.5. Đặc điềm về quản lý tại công ty 36
2.1.6. Đặc điểm về tình hình tài chính tại công ty 37
2.1.7. Đặc điểm về khách hàng và thị trường 39
2.2. Thực trạng và phương pháp trả lương tại công ty 40
2.2.1. Quy chế trả lương tại công ty 40
2.2.1.1. Căn cứ trả lương 40
2.2.1.2. Cách thức xây dựng quy chế trả lương tại công ty 41
2.2.2. Quỹ lương tại công ty 43
2.2.3. Hình thức trả lương tại công ty 46
2.2.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian (lương cơ bản) 46
2.2.3.2.Trả lương khoán (lương kinh doanh) 54
2.2.4. Nhận xét chung về công tác trả lương tại công ty 60
2.2.4.1. Ưu điềm 60
2.2.4.2. Nhược điểm 61
2.2.4.3. Nguyên nhân của nhược điểm 62

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƠNG 63
3.1. Định hướng phát triển Vietrans trong năm tới 63
3.1.1. Định hướng phát triển chung 63
3.1.2. Kế hoạch tiền lương của Vietrans 66
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác trả lương 67
3.2.1. Phân bổ lại quỹ tiền lương 67
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức nơi làm việc 67
3.2.3. Hoàn thiện công tác chi trả lương cho nhân viên 68
3.2.3.1. Hoàn thiện hình thức trả lương cơ bản 68
3.2.3.2. Hoàn thiện hình thức trả lương kinh doanh 69
3.2.4. Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên 71
3.2.5. Hoàn thiện chính sách phúc lợi cho cán bộ công nhân viên 73
3.3 Một số kiến nghị 73
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước 73
3.3.2. Kiến nghị với tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương 73
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 76

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền sản xuất xã hội của bất kỳ quốc gia nào, tiền lương luôn là một vấn đề “thời sự nóng bỏng”. Nó là một vấn đề nhạy cảm và có liên quan không những liên quan đến người lao động mà còn liên quan mật thiết đến các doanh nghiệp và toàn xã hội. Tiền lương là một trong những công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Một sự thay đổi nhỏ trong chính sách tiền lương của nhà nước kéo theo sự thay đổi về cuộc sống và sinh hoạt của hàng triệu người lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp.

Đối với người lao động, tiền lương là một khoản thu nhập cơ bản và quan trọng nuôi sống bản thân người lao động và gia đình họ. Còn đối với doanh nghiệp, tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền lương không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng nú luụn được đặt ra như một vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chính sách tiền lương đúng đắn và phù hợp thì mới có thể phát huy được tính sáng tạo năng lực quản lý, tinh thần ý thức trách nhiệm và sự gắn bó của người lao động đối với doanh nghiệp. Từ đó mới có thể phát huy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, trong doanh nghiệp việc xây dựng thang lương, bảng lương, quỹ lương, định mức lương, lựa chọn các hình thức lương phù hợp đảm bảo sự phân phối công bằng cho mọi người lao động trong quá trình làm việc, làm cho tiền lương thực sự là động lực cho người lao động làm việc tốt hơn, không ngừng đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ là một việc cần thiết và cấp bách.
Trong thời gian thực tập tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans), tôi đã đi sâu nghiên cứu về việc quản lý và trả lương cho cán bộ công nhân viên tại công ty. Do đó tôi xin chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty giao nhận kho vận ngoại thương.
Chương II: Thực trạng công tác trả lương tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương.
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương.
Chuyên đề được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TH.S NGUYỄN THU THỦY và sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán tài vụ công ty giao nhận kho vận ngoại thương. Do sự hiểu biết còn hạn chê, mặc dự đó cố gắng, song chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và các anh chị trong phòng kế toán tài vụ công ty giao nhận kho vận ngoại thương để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.