MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………… ……............4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM 9
I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. 9
1. Một số khái niệm cơ bản. 9
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. 12
II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm. 16
1. Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm. 16
2. Mô hình phát triển của Lewis. 17
3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris-Todaro) 17
III. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. 18
1. Đối với xã hội. 18
2. Đối với doanh nghiệp. 19
3. Đối với người lao động. 19
IV. Kinh nghiệm của một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. 21
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 21
2. Kinh nghiệm của Thái Lan. 22
3. Kinh nghiệm của Nhật Bản. 23
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 24
I. Đặc điểm huyện Gia Lâm. 24
1. Điều kiện tự nhiên. 24
2. Đặc điểm kinh tế, xã hội. 28
3. Đặc điểm dân số, lao động. 30
II. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất. 37
1. Số lượng. 37
2. Cơ cấu việc làm mới. 38
III. Hiệu quả của tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. 49
1. Hiệu quả đạt được. 50
2. Hạn chế. 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 60
I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới. 60
1. Kinh tế. 60
2. Dân số, lao động, việc làm. 60
II. Những giải pháp chủ yếu. 61
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. 61
2. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. 63
3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 68
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn. 70
5. Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động. 72
6. Khuyến khích nông dân tự tạo việc làm. 72
7. Hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất. 73
8. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. 74
III. Một số kiến nghị trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. 76
1. Đối với thành phố Hà Nội. 76
2. Đối với chính quyền địa phương. 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
MỘT SỐ TRANG WEB 80
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do yêu cầu phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và
hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển
là một thực tế khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm
nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương,
nhất là ở những nơi phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn
ra nhanh chóng. Mặt khác, nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải
nhập khẩu 1/3 lương thực mỗi năm đã vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa
gạo. Với một nước ta nông nghiệp, lấy sản xuất lúa nước làm chính, với
hơn 70% số dân sống ở nông thôn, 23% là hộ nghèo, 57% lực lượng xã hội
làm trong ngành nông nghiệp, thì thành tựu này có ý nghĩa to lớn về mặt
xã hội. Nhưng trước thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp,
vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là
vấn đề bức xúc nhất. Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát
triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội, có vai trò quan trọng, vừa là
khu vực nông nghiệp, nông thôn, vừa là vành đai xanh, cung cấp thực phẩm
cho thủ đô. Nhưng cùng với sự phát triển của thủ đô, cùng với quá trình
đô thị hoá nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của huyện cũng đang
phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Người nông dân
quanh năm chỉ bám với đồng ruộng, hoạt động lúc nông nhàn của họ cũng
gắn liền với cánh đồng, thu nhập chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Việc
sản xuất lại phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên. Mặt khác, người nông dân
thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của thị
trường. Giờ mất đất, mất tư liệu sản xuất, nông dân không có việc làm,
cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Với một huyện còn khó khăn như Gia Lâm,
tạo việc làm cho nông dân mất đất, là một bài toán không dễ giải. Chính
vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu về thực trạng việc làm của người nông
dân sau khi bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm, em đã quyết định chọn đề
tài:
“ Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội”.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Cở sở lý luận về việc làm và tạo việc làm.
Chương II : Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Chương III: Một số giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Mục đích nghiên cứu: qua việc phân tích thực trạng tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để tìm ra những hạn chế, khó khăn
trogn quá trình tạo việc làm cho những người này. Từ đó, gợi mở những
hướng đi cho các hộ nông dân khắc phục khó khăn, có được phương án tìm
việc làm tốt nhất. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến với thành phố Hà
Nội, chính quyền huyện Gia Lâm nhằm tạo việc làm cho nông dân đạt hiệu
quả hơn.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến năm 2008.
http://tailieunhansu.com/diendan/f400/giai-phap-tao-viec-lam-cho-nong-dan-bi-thu-hoi-dat-nong-nghiep-tren-dia-ban-huyen-gia-lam-46727
Home »
» Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm
Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm
Nguyen Hung Cuong | 08:41 | 0
nhận xét
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nếu bạn thích bài viết hãy vào đây, hoặc đăng ký để nhận bài qua email.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét