Tìm kiếm luận văn nhân sự và nhân lực tại ô tìm kiếm dưới đây
Trang tìm kiếm luận văn ( luan van ) đại học (dai hoc), thạc sỹ ( thac sy ) trong lĩnh vực quản trị, quản lý Nhân sự ( quan tri, quan ly nhan su ), Nhân lực ( nhan luc ) ...
Home » » Tạo động lực lao động tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội

Tạo động lực lao động tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội

Ngọc Mai | 15:58 | 0 nhận xét
LỜI MỞ ĐẦU
Con người nói chung là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học, ở mỗi một khía cạnh con người trở thành trung tâm cho các ngành học và đều có kết luận rằng: con người là một thực thể phát triển cao nhất với những đặc trưng tâm sinh lý phức tạp. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, các máy móc thiết bị hiện đại ra đời các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội này thường xuyên thay đổi công nghệ, giảm thời gian khấu hao máy móc thiết bị để tăng tính cạnh tranh. Song, cũng vì lẽ đó mỗi doanh nghiệp đều nhận ra rằng các yếu tố vô thức khi sử dụng sẽ dần giảm giá trị nhưng chỉ có một yếu tố mang tính tiềm năng và có khả năng khai thác vô tận, đó chính là nguồn lực con người. Nguồn lực Con người hay còn gọi là nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất không chỉ cấu thành và vận hành tổ chức mà còn là yếu tố quyết định sự thành bại của tổ chức.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đang rất chú trọng đến công tác tạo động lực lao động. Bởi lẽ đây là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình xây dựng một đội ngũ lao động mạnh có sức cạnh tranh cao trong môi trường kinh doanh đầy biến động cùng những sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Tạo động lực là việc tạo ra những động cơ thúc đẩy người lao động hăng say trong lao động, có nhiệt huyết với công việc và tăng cường lòng trung thành với công ty. Đứng về phía người lao động mà nói thì động lực lao động giúp họ cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, năng suất lao động tăng cao, thu nhập ổn định tạo ra một sự yên tâm trong công việc. Đứng về phía doanh nghiệp thì việc người lao động có ý thức trong lao động sẽ hạn chế được rất nhiều sai sót trong công việc, kỉ luật lao động được giữ vững, năng suất và kết quả sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Do vậy để đạt được thành công trong chiến lược sản xuất kinh doanh và công tác quản trị nhân sự của toàn tổ chức thì việc nghiên cứu tạo động lực lao động là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Xuất phát từ nhận thức trên cùng với tình hình thực tế của Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội, nhận thấy vấn đề tạo động lực lao động chưa được chú trọng nhiều do vậy tác giả đưa ra đề tài “Tạo động lực lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là: vấn đề tạo động lực lao động tại Công ty Cơ khí Hà Nội

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là:
• Nghiên cứu động lực thúc đẩy người lao động làm việc (cao thấp, ổn định, suy thoái)
• Nghiên cứu tâm tư nguyện vọng của người lao động
• Hoàn thiện quản lý sản xuất để tạo ra động lực lao động
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là: Toàn bộ các hoạt động và con người trong Công ty Cơ khí Hà Nội
Trong đó, chuyên đề sử dụng đồng thời ba phương pháp nghiên cứu là:
• Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế.
• Phương pháp phân tích dữ liệu và sử dụng toàn bộ dữ liệu quản lý
• Phương pháp phỏng vấn
• Phương pháp bảng hỏi, thăm dò dư luận.

Chuyên đề gồm 3 chương với kết cấu như sau:
Lời mở đầu
Phần I: Tạo động lực lao động trong doanh nghiệp
Phần II: Phân tích tạo động lực lao động tại Công ty Cơ khí Hà Nội
Phần III: Các giải pháp tạo động lực lao động
Kết luận

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 4
TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG 4
DOANH NGHIỆP 4
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG: 4
1. Người lao động và vai trò của người lao động trong sản xuất kinh doanh 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Vai trò của người lao động trong sản xuất kinh doanh 4
2. Động lực lao động 5
3. Các lý thuyết về động lực lao động 5
4. Vai trò của việc tạo động lực lao động 8
II. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG: 8
1. Tạo động lực từ tiền lương 8
2. Tạo động lực từ tiền thưởng và phúc lợi XH 9
2.1. Tiền thưởng 9
2.2. Phúc lợi 10
3. Tạo động lực từ phân công lao động 11
4. Tạo động lực từ Định mức lao động 12
5. Tạo động lực từ Tổ chức phục vụ nơi làm việc 13
6. Tạo động lực từ Tổ chức quản lý điều hành 14
PHẦN II 16
PHÂN TÍCH TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI 16
CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI 16
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG: 16
1. Quá trình hình thành và phát triển 16
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 16
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 18
1.3. Qui trình sản xuất và các sản phẩm chủ yếu 20
1.3.1. Đặc điểm máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất 20
1.3.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và qui trình sản xuất sản phẩm 20
1.3.3. Sản phẩm chủ yếu và thị trường của Công ty 21
1.3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2006 đến 2008 22
2. Đặc điểm về lao động có ảnh hưởng đến tạo động lực 24
2.1. Phân công lao động 24
2.2. Chất lượng lao động 26
3. Những đặc điểm về tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi XH 26
3.1. Tiền lương 26
3.2. Tiền thưởng 28
3.3. Phúc lợi xã hội 30
4. Công tác định mức lao động 30
5. Đặc điểm tổ chức phục vụ nơi làm việc 31
II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI 31
1. Tạo động lực từ tiền lương 31
1.1. Số lượng người làm lương khác nhau và kết quả trả lương 31
1.1.1. Tiền lương và đời sống 34
2. Tao động lực từ tiền thưởng và phúc lợi XH 36
2.1. Tạo động lực từ Tiền thưởng 36
2.2. Tạo động lực từ phúc lợi xã hội 38
3. Tạo động lực từ phân công lao động 38
3.1. Phân công lao động theo chức danh, nghề 39
3.2. Phân công lao động theo các phòng ban 40
3.3. Phân công lao động theo trình độ lành nghề của công nhân 41
3.4. Sử dụng lao động theo nghề 42
3.5. Sử dụng lao động theo trình độ đào tạo 44
4. Tạo động lực từ Định mức lao động 47
5. Tạo động lực từ sử dụng thời gian làm việc 50
6. Tạo động lực từ tổ chức phục vụ nơi làm việc 52
III. NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÁNH GIÁ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 54
1. Đánh giá về tiền lương 56
1. 1. Thu nhập bình quân 56
1.2. Chi tiêu bình quân 57
1.3. Công bằng trong trả lương 59
2. Đánh giá về tiền thưởng và phúc lợi xã hội 60
2.1. Số lượng người được thưởng 60
2.2. Đánh giá về tiền thưởng 61
2.3. Du lịch hàng năm 62
3. Phân công lao động 63
3.1. Công việc với chuyên môn và trình độ 63
4. Tuyển dụng 65
5. Định mức lao động 67
6. Sử dụng thời gian lao động 68
6.1. Thời gian làm thêm giờ: 68
6.2. Sử dụng thời gian làm việc 69
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG 70
PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 72
1. Định hướng phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội trong những năm sắp tới 72
2. Các giải pháp tạo động lực lao động tại Công ty Cơ khí Hà Nội 72
2.1. Một số giải pháp hoàn thiện các kích thích vật chất 72
2.1.1. Thiết lập một hệ thống trả lương phù hợp với doanh nghiệp, từng bước nâng cao thu nhập của người lao động 72
2.1.2. Hoàn thiện công tác khuyến khích vật chất 74
2.2. Cải thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc và điều kiện làm việc 77
2.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh 80
KẾT LUẬN 83
http://tailieunhansu.com/diendan/f585/tao-dong-luc-lao-dong-tai-cong-ty-tnhh-nha-nuoc-mot-thanh-vien-co-khi-ha-noi-37968/
Chia sẻ bài viết này :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Copyright © 2011. Luận văn Nhân sự | Nhân lực - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang